Nghề khảm trai đã có từ rất lâu, được lưu truyền và kế thừa qua nhiều thế hệ. Đến nay, ngành nghề độc đáo này vẫn được nhiều làng nghề gìn giữ và bảo tồn bởi nó mang trong mình không chỉ là giá trị kinh tế, thẩm mỹ mà còn có giá trị văn hóa truyền thống lâu đời. Vậy khảm trai là gì? Cùng gỗ Việt Bắc tìm hiểu chi tiết về kĩ thuật chạm khắc, khảm trai – ốc trên tủ chè qua bài viết dưới đây nhé!

Quy trình kỹ thuật chạm khắc khảm trai  – ốc trên tủ chè

Kỹ thuật chạm khắc, khảm trai – ốc là một trong những kỹ thuật thủ công mỹ nghệ truyền thống của Việt Nam, đặc biệt được thể hiện rõ nét trên những chiếc tủ chè. Qua bàn tay tài hoa của các nghệ nhân, những mảnh trai, ốc nhỏ bé được kết hợp hài hòa, tạo nên những bức tranh sống động, mang đậm nét văn hóa dân tộc.

Vẽ bản thảo, bản mẫu

Để tạo nên vẻ đẹp tổng quan, cân xứng cũng như sự cân đối giữa các hình ảnh, sự vật… bên trong bức khảm thì đây là công việc cực kỳ quan trọng mà bất kỳ người nghệ nhân nào không thể bỏ qua.

vẽ bản thảo khảm trai

Chọn vật liệu

Mỗi loại trai, ốc theo chủng loại và tuổi đời khác nhau sẽ có các lớp màu sắc, độ dày mỏng khác nhau. Vì vậy, việc chọn nguyên liệu không yêu cầu sự tỉ mỉ nhưng lại đòi hỏi về bề dày  kinh nghiệm để khiến bức tranh toát lên được “cái hồn” của một sản phẩm nghệ thuật.

chọn nguyên liệu khảm trai

Cưa

Đây là bước cực kỳ quan trọng, vì nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp giá trị và độ thẩm mỹ của sản phẩm hoàn thiện. Thợ cưa – những người thợ cắt nguyên liệu –  sẽ vẽ mẫu lên nguyên liệu đã chọn trước đó và cắt theo hình dáng của mẫu vẽ.

Để có được những đường cắt sắc sảo, chính xác thì những người thợ cắt này phải có bề dày kinh nghiệm ít nhất từ 4 – 6 năm.

cắt nguyên liệu khảm trai

Ghép các mảnh cắt theo mẫu

Các miếng khảm trai sau khi cắt sẽ được ghép lại với nhau để tạo nên những hình vẽ hoàn thiện. Tùy theo mỗi cách ghép, mỗi vị trí và màu sắc của các miếng khảm trai mà sẽ cho ra các sản phẩm thô mang nét độc đáo riêng.

Công đoạn này đòi hỏi các nghệ nhân cần phải thật nghiêm túc và luôn sáng tạo tạo nên các hình thù bắt mắt nhưng vẫn chi tiết như bản vẽ.

ghép các mảnh cắt khảm trai

Đục lỗ trên gỗ

Tùy theo mỗi hình thức khảm là khảm chìm hay khảm nổi cũng như gắn trực tiếp hay khảm trai mà sẽ có các kỹ thuật khác nhau. Sau đó, sẽ gắn các miếng trai đã cắt lên gỗ.

Mài nhẵn

Các miếng trai cắt đã được gắn trên gỗ vẫn còn rất thô sơ và có nhiều góc cạnh. Lúc này, miếng trai sẽ được mài nhẵn và đánh bóng để bề mặt trở nên khớp với phần gỗ cũng như thêm phần mềm mại và nhẵn mịn hơn.

Tỉa đường nét, làm nổi bật đường nét

Để tạo nên một sản phẩm hoàn thiện, các đường nét nhỏ sẽ được chỉnh sửa  lại một cách tỉ mỉ đồng thời kết hợp một số phương pháp để làm nổi bật các đường nét.

Hình ảnh những  mẫu  tủ chè khảm trai –  ốc đẹp

lại

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *